QUY TRÌNH KỸ THUẬT Canh tác Mít
1. THIẾT KẾ VƯỜN
Chuẩn bị đất trồng:
- Thiết kế hàng trồng vuông góc với hướng Đông – Tây khi đó các cây trên vườn sẽ nhận được đầy đủ ánh sáng hơn.
- Đất bằng phẳng có độ dốc thấp (dưới 50) thiết kế hố trồng theo kiểu bàn cờ có các trục đường chính để thuận tiện vận chuyển vật tư và chăm sóc.
- Vùng đất đồi dốc (3-50) cần bố trí hàng thành đường đồng mức để giảm xói mòn. Phải chọn nơi có đủ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm để tưới cho cây mít vào mùa khô.
Thiết kế mương líp trồng: Tùy theo diện tích vườn, líp trồng được thiết kế rộng từ: 3-6 m; mương rộng: từ 1-2 m và sâu 1 m.
Chuẩn bị hố trồng: Đào hố trước khi trồng ít nhất 4 tuần, hố có kích thước 60 x 60 cm, sâu 50 cm cho vào hố 10-30 kg phân hữu cơ hoai, 1 kg phân super lân, 0,5 kg vôi và 200g phân NPK (16-16-8) trộn đều với đất mặt sau đó cho toàn bộ hỗn hợp vào hố.

Hình 1: Sản phẩm Vua Gà Hữu cơ (thành phần: 20% hữu cơ)

Hình 2: Sản phẩm Lân Supe TE (Thành phần Lân: 19% + bổ sung vi lượng)
Thời vụ trồng: Bắt đầu trồng từ tháng 6-7 dương lịch.
Cách trồng:
- Đặt cây xuống hố
- Dùng dao cắt đáy và rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.
- Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió chính để tránh tách chồi ghép.
- Sau trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con,
- Chú ý không được lấp đất đến vị trí mắt ghép.
Khoảng cách trồng:
Khoảng cách trồng hiện nay ở vùng ĐBSCL là khá dày từ 2 x 2 m đến 3 x 3 m. Khi trồng dày như vậy vào mùa mưa ẩm độ cao, ánh sáng ít là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát sinh phía bên trong tán cây cũng như trên thân cây (bệnh xì mủ chảy nhựa thân do nấm Phytopthora phát triển mạnh trong diều kiện này). Ngoài ra, hiện tượng trái mít bị xơ đen cũng xảy ra các vườn mít không tỉa thông thoáng. Để cây không giao tán và đủ ánh sánh cho lá quang hợp thì nên trồng khoảng cách 3 x 3,5 m hoặc 3,5 x 4 m.
2. KỸ THUẬT CHĂM SÓC
Tủ gốc giữ ẩm:
- Cần phải tủ gốc để giữ ẩm bằng rơm rạ khô hoặc các vật liệu khác và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân huỷ sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.
- Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tăng thu nhập và xác bã thực vật làm nguồn hữu cơ cải tạo đất.
- Khi cây vào thời kỳ kinh doanh cần giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống xói mòn đất trong mùa mưa, đồng thời thường xuyên làm cỏ mọc xung quanh gốc cây để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây mít. Cây trồng xen có thể là đậu xanh, đậu phộng giúp cải tạo đất tốt.
Tưới, Tiêu nước:
- Cần thiết kế hệ thống ống dẫn để cung cấp nước tưới cho vườn mít trong mùa khô. Khi thiết kế vườn cũng cần làm rãnh thoát nước ở giữa 2 hàng mít để thoát úng kịp thời khi mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
- Ở các vùng mà nguồn nước tưới gặp khó khăn thì sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt đến từng cây mít sẽ mang lại hiệu quả hơn.
- Các giai đoạn cần tưới cho mít thường là khi cây ra nhiều lá non, tưới cho cây ra hoa và khi cây mang trái..
Kỹ thuật tạo tán và tỉa cành:
- Mục đích tăng diện tích hữu hiệu cho quang hợp của bộ lá, duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và ra hoa đậu trái, thuận lợi trong việc quản lý vườn.
- Mít là cây ra hoa trong thân, tạo tán dạng hình dù (khống chế đọt) và tỉa cành vô hiệu phạm vi 40% bán kính tán gần thân chính có ảnh hưởng tốt nhất, giúp cây ra hoa sớm, số lượng hoa nhiều và cho năng suất cao.
- Thời điểm tạo tán vào năm thứ 2 sau khi trồng. Thời điểm tỉa cành được thực hiện hàng năm khi thu hoạch.
Bón phân cho cây mít:
- Tùy theo từng loại đất, giai đoạn sinh trưởng mà xác định loại phân và lượng bón thích thích hợp. Phân hữu cơ và đa lượng N-P-K bón cho mít từ sau khi trồng đến khi cho trái ổn định có thể áp dụng như sau:
Bảng: Khuyến cáo bón phân cho cây mít
Tuổi cây
|
Hữu cơ hoai mục
(kg/cây/năm)
|
Phân N-P-K (gam/cây/năm)
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
1
|
Bón lót 30kg
|
500
|
250
|
250
|
2
|
10
|
600
|
300
|
300
|
3
|
15
|
600
|
600
|
600
|
4
|
20
|
700
|
700
|
700
|
5
|
25
|
700
|
700
|
700
|
6
|
30
|
900
|
900
|
1350
|
7
|
30
|
900
|
900
|
1350
|
8
|
30
|
1100
|
1100
|
1650
|
9
|
30
|
1100
|
1150
|
1650
|
10
|
30
|
1300
|
1300
|
1950
|

Hình 3: Sản phẩm Hữu cơ vi sinh, cung cấp dinh dưỡng và bổ sung vi sinh có lợi giúp cây phát triển khỏe
Xử lý ra hoa:
- Mít ra hoa vào khoảng tháng 1-3 dương lịch, như vậy phải tạo khô hạn trước đó 1 tháng bằng cách ngừng tưới đồng thời kết hợp bón Phân lân theo liều lượng khuyến cáo trước thời điểm tạo khô hạn.
- Thời gian ngưng tưới khoảng 20 ngày kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng K theo nồng độ khuyến cáo, sau đó tưới nước đẫm 3-4 lần cho cây ra hoa.
Khi cây mang hoa cần tưới đều đặn để đậu trái và trái phát triển tốt.

Hình 4: Sản phẩn Lân chuyên tạo mầm hoa (Thành phần lân>22%)
Tỉa trái:
- Những chùm nhiều hơn 2 trái cần tỉa bớt giữ lại 2 trái cân đối và to nhất. Tỉa trái có ý nghĩa tập trung dinh dưỡng để trái phát triển nhanh hơn, kích thước trái to và hạn chế sâu đục trái mít.
3. THU HOẠCH
- Nên tính ngày từ khi hoa nở để xác định thời điểm thu hoạch. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 130-140 ngày, tùy tình trạng sinh trưởng... Khi chín trái mít thường có đặc tính gai nở đều, màu sắc trái thường xanh nhạt hơn, lá đài héo rụng.
- Thường chia thành 5-6 đợt thu hoạch trong năm. Để sản phẩm sau thu hoạch có chất lượng tốt và bảo quản được lâu thì không nên thu hoạch khi trời mưa, hoặc khi trái bị ẩm ướt, không nên để trái bị rơi xuống đất, bị dập xướt.
- Mít Thái thường được phân loại như sau:
- Loại 1: từ > 9 kg/trái
- Loại 2: từ 6 – 9kg/trái
- Loại 3 :< 6kg/trái.
Sự phân loại này mang tính tương đối vì tùy theo yêu cầu thị trường.